Để chụp một bức ảnh chân dung đẹp bằng điện thoại, bạn có thể làm theo các bước sau:
1. Tìm một nơi có ánh sáng đẹp và đủ sáng để chụp ảnh. Điều quan trọng là ánh sáng phải đủ để thể hiện chi tiết trên khuôn mặt của người mẫu.
2. Chọn góc chụp phù hợp. Hãy tìm một góc đẹp, nơi có cảnh vật hoặc phông nền phù hợp với bối cảnh bạn muốn thể hiện trong bức ảnh.
3. Tập trung vào khuôn mặt của người mẫu, đảm bảo khuôn mặt sáng rõ và không bị che khuất bởi vật thể nào khác.
4. Với một số điện thoại, bạn có thể sử dụng chế độ Portrait hoặc Bokeh để làm mờ phông nền và làm nổi bật khuôn mặt của người mẫu.
5. Chụp ảnh và xem kết quả. Nếu cần, bạn có thể chỉnh sửa ảnh bằng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh để tăng cường độ sáng, tăng độ tương phản hoặc làm mượt da.
Camera điện thoại ngày nay đều có chất lượng rất tốt, độ phân giải cao. Chính vì thế, chúng ta dễ dàng chụp ảnh chân dung cho bản thân hoặc bạn bè bằng chính chiếc điện thoại của mình. Hơn hết, điện thoại cũng đa năng hơn máy ảnh, là vật dụng ta luôn mang bên mình nên có thể thỏa sức sáng tạo, chụp mọi lúc mọi nơi. Vậy làm sao để chụp hình chân dung đẹp và thu hút? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây !
1. Cách chụp hình chân dung bằng điện thoại đẹp không khác gì dân chuyên
Để có được hình chân dung đẹp chụp bằng camera điện thoại, bạn phải nắm vững một vài quy tắc riêng biệt. Những quy tắc này có thể sẽ thay đổi trong một vài tình huống, nhưng về cơ bản, chúng sẽ giúp bạn tạo được một bức ảnh chân dung đúng chuẩn.
1.1. Đứng chụp gần đối tượng chính
Camera điện thoại thường chỉ có tiêu cự cố định nên việc chụp nửa người hay chỉ chụp từ ngực trở lên hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí đứng của bạn. Tuy nhiên, ảnh chân dung tiêu chuẩn cần có sự tập trung vào biểu cảm, thái độ của nhân vật chính, vì thế, để đảm bảo chất lượng ảnh tối ưu, bạn nên đứng gần người mẫu thay vì đứng xa và zoom camera.
Đứng gần đối tượng giúp ảnh chân dung chụp bằng điện thoại sắc nét, chi tiết hơn
1.2. Không zoom camera chính
Không zoom camera cũng là nguyên tắc quan trọng cần lưu ý nếu bạn muốn chụp chân dung đẹp bằng điện thoại. Như đã giải thích ở trên, tiêu cự của ống kính máy ảnh thường là cố định, do đó, chất lượng ảnh sẽ bị giảm xuống rõ rệt nếu bạn cố tình đặt máy ở xa và phóng to.
1.3. Áp dụng quy tắc ⅓
Quy tắc ⅓ là việc bạn chia khung hình thành 9 phần bằng nhau bằng 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang, sau đó điều chỉnh góc chụp sao cho đối tượng song song với các đường kẻ hoặc nằm ở điểm giao nhau của các đường. Quy tắc này tuy đơn giản nhưng lại được sử dụng rất nhiều trong nhiếp ảnh, giúp bạn dễ dàng có được hình chân dung đẹp như ý muốn.
Quy tắc 1/3
1.4. Cầm điện thoại bằng 2 tay để chống rung
Để cho ảnh chân dung sắc nét đến từng chi tiết, hãy cầm chắc điện thoại của bạn bằng 2 tay, hoặc sử dụng phụ kiện hỗ trợ như tripod, giá đỡ điện thoại. Ảnh đẹp nhiều lúc chỉ đến từ một khoảnh khắc bất kỳ, nên việc tay bạn bị rung trong quá trình chụp đôi khi sẽ khiến bạn bỏ lỡ đi khoảnh khắc ấy.
1.5. Giữ sạch ống kính
Ống kính sạch hay bẩn không liên quan đến chất lượng ảnh chụp được, nhưng tầm nhìn của bạn sẽ bị mờ đi, không thể phân định được bóng mờ, ánh sáng,… Thường xuyên lau chùi camera điện thoại sẽ giúp bạn tránh được tình huống này.
1.6. Căn chỉnh góc chụp phù hợp
Đừng tùy ý chụp mà hãy căn chỉnh điện thoại ở vị trí có thể khiến chủ thể của bức ảnh trở nên nổi bật nhất. Hãy đảm bảo các yếu tố ánh sáng, sức gió, hậu cảnh,… bạn muốn tận dụng đều phải hội tụ đầy đủ trong góc chụp này.
Cần tỉ mỉ căn chỉnh góc chụp phù hợp
1.7. Hướng các đường dẫn vào chủ thể
Nếu chụp ảnh trong các điều kiện môi trường có nhiều đường dẫn tự nhiên như tường gạch,… hãy tìm cách để hướng các đường dẫn này vào chủ thể. Làm như thế không chỉ giúp bạn xử lý ảnh đẹp hơn mà còn khiến cho nhân vật chính của bức ảnh nổi bật hơn bao giờ hết.
Lợi dụng các đường dẫn tự nhiên làm nổi bật đối tượng chính
1.8. Chọn background đẹp hoặc ít đồ vật, chi tiết gây rối
Đối tượng chính khi chụp hình chân dung là chủ thể là người, vì vậy background không nên màu mè, cầu kỳ chiếm hết spotlight. Những hậu cảnh đẹp mà đơn giản như biển, núi, tường hoa, thảm cỏ,… đều là các lựa chọn bạn có thể cân nhắc.
1.9. Lấy nét chuẩn vào khuôn mặt
Bắt nét gương mặt rất cần thiết khi chụp hình chân dung
1.10. Tăng thêm vẻ đẹp bằng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh
Sau khi đã có ảnh thành phẩm mà vẫn cảm thấy chưa qua hài lòng về ánh sáng, độ tương phản, nhiễu màu,… bạn có thể sử dụng thêm các ứng dụng chỉnh sửa ảnh trên điện thoại. Các bộ công cụ chỉnh sửa ảnh ngày nay đều rất tân tiến và đáp ứng cực tốt mọi nhu cầu điều chỉnh, giúp hình ảnh trở nên hoàn thiện hơn.
Có rất nhiều ứng dụng chỉnh ảnh dành riêng cho điện thoại như Lightroom, PicsArt, Snapseed,..
2. Cách tạo dáng khi chụp hình chân dung bằng điện thoại
Bên cạnh kỹ năng của người cầm máy chụp hình, cách tạo dáng của chủ thể trong ảnh chân dung cũng rất rất quan trọng. Hơn hết, nếu bạn biết cách để lên hình một cách tự nhiên, quá trình tạo ra ảnh đẹp sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.
2.1. Đối với ảnh chân dung 1 người
Ảnh chân dung 1 người đòi hỏi bạn là chủ thể phải cực kỳ tập trung đến từng chi tiết. Đổi lại, bạn có không gian để tự do phát huy khả năng lên hình của mình.
2.1.1. Nhìn thẳng vào ống kính
Nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh là một cách tạo dáng phổ biến và tiêu chuẩn nhất của chụp hình chân dung. Vì ống kính xoáy sâu vào gương mặt, bạn chỉ cần tập trung vào biểu cảm gương mặt phù hợp với concept chụp. Điều này sẽ làm nên thần thái và chiều sâu cho bức ảnh.
Nhìn thẳng vào ống kính ở góc trực diện
2.1.2. Chụp nửa mặt
Với những ai không đủ tự tin để chụp hình ở góc chính diện, chụp nửa mặt chính là một ý kiến rất hay. Để tạo dáng kiểu này, bạn cần quay đầu một góc 90 độ sao cho nửa gương mặt gồm xương quai hàm, gò má, cần cổ, tai,… lộ diện hoàn toàn trước khung hình. Một vài tấm hình chụp nửa mặt thậm chí có thể mang đến sức hút lớn hơn rất nhiều so với chụp toàn bộ gương mặt.
Chụp nửa mặt giúp bạn khoe được vẻ đẹp của xương quai hàm quyến rũ
2.1.3. Nghiêng mặt tạo góc ¾ về phía máy ảnh
Bạn có thể tạo cảm giác bản thân đang quay đầu nhìn về ống kính bằng cách nghiêng ¾ khuôn mặt về phía máy ảnh. Để canh đúng góc này đơn giản nhất, hãy lưu ý không để cho phần má và tai ở bên bị che khuất lọt vào khung hình. Như vậy, bạn động tác xoay đầu và phần chuyển động của cổ sẽ trở nên cực kỳ tự nhiên.
Nghiêng mặt 3/4
2.1.4. Chống cằm
Dùng tay chống cằm ở góc chính diện hướng thẳng về ống kính điện thoại, hoặc chống cằm nghiêng sang một bên đều là những cách tạo dáng đẹp để chụp hình chân dung nửa người trên. Bạn có thể chụp hình theo phong cách đáng yêu, nữ tính hoặc suy tư đều rất phù hợp với tư thế này.
Tạo dáng chống cằm
2.1.5. Che mặt ngại ngùng
Mặc dù tên gọi là “che mặt ngại ngùng” nhưng đây là cách tạo dáng vừa đẹp vừa đơn giản ai cũng có thể áp dụng. Việc che đi một phần khuôn mặt cũng mang đến cảm giác bí ẩn, thu hút trong vô thức đối với người xem khi nhìn vào ảnh. Động tác thực hiện vô cùng dễ dàng, bạn chỉ cần dùng một bàn tay đưa lên che mặt sao cho để lộ một phần mắt hoặc miệng để các biểu cảm của bạn được thể hiện rõ nét hơn.
Che mặt ngại ngùng
2.1.6. Vuốt tóc
Động tác vuốt tóc tự nhiên có thể mang đến sự khác biệt rất lớn cho chủ thể trong chụp ảnh chân dung. Không cần quá nhiều động tác thừa, bạn hãy vuốt tóc như cách bình thường mình vẫn áp dụng để tạo nên sức hút cho bản thân. Cùng với đó, chú ý phần cảm xúc trên gương mặt để tạo được cảm giác dịu dàng hoặc quyến rũ, nam tính theo như mong muốn.
Tư thế vuốt tóc
2.1.7. Tạo dáng cùng phụ kiện
Nếu cảm thấy không đủ tự tin để “xử lý” ống kính máy ảnh, hãy rủ thêm “đồng bọn” – chính là những phụ kiện như hoa, nhạc cụ, gấu bông,… thậm chí là vật nuôi của bạn. Chắc chắn bức ảnh thành phẩm sẽ trở nên vô cùng sinh động và mang đậm hơi thở cuộc sống.
Chụp hình chân dung cùng phụ kiện hoa lá
2.1.8. Khoanh tay
Khoanh tay là một dáng đứng quyền lực và có sức uy hiếp, vì thế nó cực phù hợp với những ai muốn sở hữu một bức ảnh chân dung thể hiện sự bản lĩnh, sức mạnh của bản thân. Để thể hiện trọn vẹn sức hút của tư thế, bạn cần đứng thẳng người đối diện ống kính, sau đó khoanh tay nhẹ nhàng và đừng dùng quá nhiều lực. Cách tạo dáng này sẽ khiến các bạn nữ trông tự tin và thu hút hơn, các bạn nam cũng quyến rũ và trưởng thành hơn.
Tư thế khoanh tay
2.1.9 Ngước nhìn về phía sau
Nếu bạn đang muốn chụp ảnh chân dung với chủ đề tâm trạng, một chút buồn man mác, có thể ứng dụng cách tạo dáng ngước nhìn về phía sau. Trước hết, bạn cần quay lưng lại với ống kính, sau đó thì quay đầu một cách nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tư thế quay lưng sẵn có. Trường hợp có thể điều chỉnh phần ánh mắt mang theo sự tiếc nuối, ảnh chân dung này sẽ trở nên cực kỳ tuyệt vời.
Ngước nhìn về phía sau
2.1.10. Sửa cổ áo hoặc cổ tay áo (chỉ cho nam)
Với riêng các bạn nam, bạn có thêm cách tạo dáng đơn giản bằng việc giả làm động tác sửa cổ áo hoặc cổ tay áo. Cách thực hiện tư thế không hề khó, bạn chỉ việc làm động tác giả như đang cài nút ở cổ tay áo sơ mi, giữ cho gương mặt nghiêm túc, thêm chút “chiều sâu”. Đây là phong cách chụp hình làm nổi bật hình ảnh một người đàn ông bản lĩnh và thành công trong sự nghiệp.
Tạo hình sửa cổ tay áo
2.2. Đối với ảnh chân dung gia đình, nhóm bạn
Bạn cũng có thể chụp ảnh chân dung gia đình hoặc chụp cùng nhóm bạn thân bằng camera điện thoại. Tuy nhiên, vì ưu tiên chụp gần nên số lượng đối tượng sẽ không thể quá đông. Bên cạnh đó, việc tạo dáng khi chụp chân dung nhiều người sẽ không quá đa dạng vì sẽ khiến bức ảnh trở nên rối rắm và khó nắm bắt bố cục.
Một số mẫu hình chụp chân dung gia đình, nhóm bạn đẹp và thu hút bằng điện thoại:
Một nhà 4 người
Trao nhau yêu thương
“Hội chị em” xinh đẹp
Hội bạn thân “choàng vai bá cổ”
Như vậy, bạn đã nắm được chi tiết các thao tác chụp hình chân dung bằng điện thoại. Tuy nhiên, không phải điện thoại nào cũng có thể chụp đẹp theo kiểu này. Dưới đây là danh sách một số mẫu điện thoại mà HnamMobile gợi ý cho bạn:
-
Điện thoại iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max
-
Điện thoại iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max
-
Điện thoại Samsung Z Fold 3 và Samsung Z Fold 4
-
Điện thoại Samsung Z Flip 3 và Samsung Z Flip 4
-
Điện thoại Oppo Reno 8 Pro
-
Điện thoại Oppo A77s
-
Xiaomi Redmi Note 11 Pro
-
Xiaomi POCO F3
Mong rằng với những mẹo chụp hình chân dung bằng điện thoại trên đây, bạn có thể làm chủ được kỹ thuật này một cách nhanh chóng và đúng chuẩn nhất. Hãy luyện tập thật nhiều và trổ tài chụp hình cho người thân và bạn bè của mình nhé!